Tại báo cáo tổng hợp thẩm tra vừa được Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường gửi các đại biểu,ấtnguồngốchàngtốnkémvìthiếutiêuchítải b29 bet Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá, việc ban hành chiến lược xuất nhập khẩu tới 2030 và quy định về xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam là chậm.
Theo đó, quy định về xác định hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam (made in Vietnam) và bộ tiêu chí xuất xứ dùng để xác định hàng "made in Vietnam" vẫn chưa được Bộ Công Thương ban hành dù đã đề nghị xây dựng từ 2018. Việc này, theo Ủy ban Kinh tế, dẫn tới hoạt động truy xuất nguồn gốc hàng hóa tại Việt Nam khó khăn, và xác định nguồn gốc sản phẩm, nhất là linh kiện, nguyên liệu tốn kém.
Giải trình về chậm trễ đưa ra tiêu chí xác định hàng "made in Vietnam", tại báo cáo bổ sung chất vấn, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, đã chủ động đề xuất từ 2018, nhưng sau 5 năm vẫn chưa ban hành được. Ông Diên cho hay, ban đầu bộ này đề nghị xây dựng Thông tư, nhưng một số nội dung chính sách vượt thẩm quyền nên trình Chính phủ điều chỉnh văn bản lên cấp Nghị định.
Tuy nhiên, một phần nội dung chính sách xác định tiêu chí hàng sản xuất tại Việt Nam lại được đưa vào Nghị định 111/2021, nên Bộ trưởng Công Thương đánh giá, việc ban hành quy định sản xuất tại Việt Nam ở cấp Nghị định "không còn cần thiết". Bộ này lại xin Chính phủ cho phép soạn thảo văn bản ở cấp Thông tư và lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo này. Nhưng một lần nữa, Bộ Công Thương gặp vướng về thẩm quyền chức năng, nhiệm vụ khi xây dựng văn bản này ở cấp Thông tư, nên đến nay quy định tiêu chí hàng "made in Vietnam" vẫn "tắc".
"Các căn cứ pháp lý chưa rõ ràng nên việc ban hành quy định chặt hơn quy định hiện có sẽ tiềm ẩn rủi ro về pháp lý", Bộ trưởng Công Thương lý giải.
Ngoài ra, ông Diên cho rằng, quy định "xuất xứ hàng hóa" nêu tại Nghị định 111/2021 có phạm vi rộng, là nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa nên việc đưa ra thêm quy định mới sẽ là bộ tiêu chí bắt buộc với tất cả hàng sản xuất tại Việt Nam.
Với đa số doanh nghiệp trong nước, nhất là những cơ sở sản xuất nhỏ hay hộ kinh doanh cá thể, việc xác định mã số HS hay tính toán hàm lượng giá trị của từng nguyên liệu trong sản phẩm để xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam sẽ phát sinh chi phí tuân thủ lớn. Trong khi các doanh nghiệp vẫn đang xác định hàng sản xuất tại Việt Nam theo tiêu chí tại Nghị định 111 và không gặp vướng mắc.
5 năm qua, chỉ có 16 doanh nghiệp đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn việc dán nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, theo Bộ trưởng Công Thương. Lãnh đạo Bộ này cho rằng, bối cảnh kinh tế khó khăn, việc đưa ra điều kiện mới sẽ phát sinh chi phí cho doanh nghiệp, nên không phù hợp.
Do đó, Bộ Công Thương đề xuất tạm dừng việc ban hành Thông tư quy định về hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Ông Diên cho hay sẽ phối hợp với các cơ quan báo cáo Chính phủ ban hành chính sách tại một thời điểm thích hợp, hạn chế thấp nhất tác động đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo chương trình, Quốc hội sẽ chất vấn việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ trong lĩnh vực Công Thương vào chiều 6/11 và sáng 7/11.